top of page

Yếu tố cần thiết cho hành trang chinh phục nhà tuyển dụng

  • Minh Nguyen
  • Apr 12, 2017
  • 5 min read

Đôi lời chia sẻ về background của anh Ngọc

Anh Ngọc học chuyên ngành Physics và Maths ở Mỹ. Sau đó anh về Việt Nam làm về lĩnh vực Business và Sales. Cuối cùng anh qua Úc học Accounting với mục đích di trú tại Úc. Mặc dù anh có sự chuẩn bị cả về tâm lý lẫn kỹ năng từ đầu nhưng quá trình xin việc của anh cũng rất gian nan. Trong thời gian học tại Deakin University, anh tích cực tham gia hầu hết các hoạt động sinh viên on-campus và đã giữ chức chủ tịch DEVISE. Nhưng anh lại gặp khó khăn trong quá trình xin internships và jobs vì doanh nghiệp thường ưu tiên PR và Australian citizen. Sau nhiều tháng nỗ lực, may mắn đã mỉm cười với anh khi anh bắt đầu làm cho 1 medium-size accounting firm. Đó là thời điểm 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp. Hiện tại anh đang làm việc ở vị trí Senior Accountant và làm chủ doanh nghiệp của bản thân.

Theo anh, đối với những bạn đang mơ hồ về tìm việc làm, sự kiên nhẫn và mentorship là 2 yếu tố quan trọng nhất.

Thông qua sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm, bản thân mình mới có thể tìm ra được điều phù hợp. Không nên ngại khi tham gia nhiều seminar, mà nên đi giao lưu và gặp gỡ nhiều người để định hướng chắc chắn con đường mình muốn chọn.

Việc tiếp theo các bạn cần làm là bắt tay vào việc chuẩn bị nền tảng ngay cả khi chưa chắc chắn lắm về con đường mình chọn. Đó là sự chuẩn bị cho hồ sơ cá nhân, nâng cao bản thân qua training và networking, điều đó giúp cắc bạn rèn luyện kỹ năng cứng và tự tin hơn. Các bạn trẻ đi xin việc thì nên có hoặc ít nhất cải thiện tính kiên nhẫn.

I don’t believe in luck but rather on creating opportunities ourselves.

Just work hard and be patient.

Bản thân các bạn cần chuẩn bị tâm lý cho việc bị nhà tuyển dụng từ chối nhiều lần. Như truờng hợp của mình, anh đã gởi đi 400 CVs và thậm chí anh còn có hẳn một “fail box” khi hầu hết các email của anh đều bị từ chối.

Sự khởi đầu như vậy sẽ rất dễ khiến các bạn nhụt chí hay nghĩ ngay đên việc về Việt Nam, lúc đó chỉ có sự nhẫn nại cộng thêm ý chí để mình tiếp tục làm. Đừng vội nản vì sau khi được nhận công việc đầu tiên, những cái tiếp theo sẽ dễ dàng hơn vì bản thân đã có kinh nghiệm.

Công việc đầu tiên là phần thưởng cho sự kiên trì và nỗ lực của anh, công việc thứ hai do nhà tuyển dụng thấy được giá trị công việc của anh, và công việc thứ ba là do anh tự làm chủ.

Như anh nhấn mạnh thì công việc đầu tiên quan trọng đến thế nào?

Công việc đầu tiên sẽ đào tạo cho các bạn về chuyên môn và sự tự tin. Điều đó cần thiết để tạo đà cho những công việc sau này.

Khi các bạn đầu tư sự cố gắng của mình xây dựng nền tảng chuyên môn cho công việc đầu tiên và phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp và networking tại công sở. Những khó khăn nhỏ cũng sẽ dễ dàng khắc phục hơn trong mắt của cấp trên.

Môi trường làm việc tại Úc quan trọng nhiều về kỹ năng hơn lý thuyết suông, các kỹ năng mềm và cứng sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được những điều mình mong muốn.

Cơ hội sẽ rất dễ bốc hơi nếu ta không biết cách nắm bắt.

Bản thân sở hữu kỹ năng và trí tuệ nhưng lại ngại và không active là 2 bệnh thường thấy ở người Việt Nam. Việc này hay cản trở các bạn trẻ thành công trong môi trường Úc đầy cạnh tranh ngày nay.

Các bạn nên xông xáo tham gia nhiều hoạt động, đặc biệt về chủ đề hoặc ngành nghề mà các bạn theo đuổi.

Network tốt nhất là bạn bè và thầy cô mình. Anh tin rằng quan hệ trong trường còn quan trọng hơn bằng đại học.

Anh khuyên các bạn hãy tạo dựng tốt mạng lưới quan hệ với bạn bè và những người xung quanh. Không chỉ gây dựng network với mỗi người Việt mà cả với người bản xứ.

Môi trường đại học đã giúp anh có cơ hội gặp gỡ và xây dựng mối quan hệ với những người bạn tốt và rất thành đạt tại thời điểm hiện tại. Chính họ đã giúp giới thiệu khách hàng cho anh trong những bước đầu khi anh mới lập business. Bạn bè là những người quan trọng đóng góp cho thành công của anh ngày hôm nay.

Không chỉ riêng bạn bè mà thầy cô cũng hết sức quan trọng trong việc Networking của các bạn trẻ.

Thầy cô đều là những người có dày kinh nghiệm và thâm niên làm việc trong lĩnh vực của họ. Cách tốt nhất để tiếp cận với thầy cô giáo là mình có thể trở thành mentee nhờ họ chỉ dẫn mình. Hỏi họ về hướng đi tốt nhất và làm theo các gợi ý của họ. Càng network càng lâu thì sau này cơ hội họ giới thiệu công việc cho các bạn sẽ rất cao vì họ có thể nhận thấy sự tìm tòi và cố gắng ở bạn.

Những bước cụ thể chuẩn bị hồ sơ xin việc/resume?

Resume của anh trau chuốt nhờ có đóng góp từ bạn bè và thầy cô. Do đã có thời gian học tại cả Mỹ và Úc, hồ sơ của anh với tiếng Anh tốt, không mắc lỗi grammar hay typo gì cả. Nhưng resume của anh vẫn bị fail. Quá chung chung và ​không để lại ấn tượng gì là nguyên do chính khiến resume của anh bị đánh trượt.

Sau đó anh phát hiện ra mình phải dành thời gian tailor resume, đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng qua việc tự hỏi họ muốn thấy gì trong resume. Sau đó anh bắt đầu nhận được nhiều interview hơn. Anh cũng phải bắt đầu lại từ đầu với các kĩ năng interview. Quá trình rèn dũa này cũng tốn của anh kha khá thời gian.

Cụ thể, hầu hết các lĩnh vực như Accounting, Marketing hay Business thì thường các yêu cầu đầu vào sẽ lặp đi lặp lại. Các bạn nên chia ra làm nhiều mục riêng biệt dành cho mỗi yêu cầu của công việc trong Excel. Trong mỗi mục anh soạn sẵn câu trả lời. Sau này khi tailor resume với những thứ giống nhau anh sẽ copy and paste. Việc đó giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Comments


Bài viết gần đây
Lịch sử
Từ khóa
Follow Us
  • Facebook Basic Square

© 2016 by interVAus

Proudly created with wix.com

bottom of page